Vai trò của phân bón hữu cơ đối với sản xuất nông nghiệp

Đăng bởi NGUYỄN KIM NGÂN vào lúc 31/03/2022

Phân loại phân bón hữu cơ

Phân bón hữu cơ chia thành 3 loại. Căn cứ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất

  • Phân bón hữu cơ: thành phần chỉ chứa chất hữu cơ tự nhiên. Và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón. Có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2020.
  • Phân hữu cơ cải tạo đất: là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển. Được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên. (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT.
  • Phân bón hữu cơ nhiều thành phần: là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên. (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một. Hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích. Có chỉ tiêu chất lượng chính đáp ứng quy định tại Thông tư 09/2019/TT-BNNPTNT.

Vai trò của chất hữu cơ trong đất

Có thể nói chất hữu cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất và liên quan chặt chẽ tới tính chất lý, hoá và sinh học của đất, thể hiện ở những điểm sau:

 Ðối với quá trình hình thành và tính chất đất.

  • Với lý tính đất: Chất hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt, bền vững. Phân hữu cơ có tác dụng làm đất thông thoáng tránh sự tạo váng, tránh sự xói mòn. Cải thiện lý, hóa và sinh học đất, làm đất tơi xốp, thoáng khí, ổn định pH, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng…. Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật hoạt động trong đất, giúp bộ rễ và cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thụ qua đó giảm thiểu các tổn thất do bay hơi, rửa trôi gây ra.
  • Với hoá tính đất: Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất. Chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp phụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.
  • Với đặc tính sinh học đất: Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho vi sinh vật, khoáng và hữu cơ nên khi vùi phân hữu cơ vào đất tập đoàn vi sinh vật trong đất phát triển nhanh, giun đất cũng phát triển mạnh.

Chất hữu cơ và mùn là kho thức ăn cho cây trồng và vi sinh vật.

  • Chất hữu cơ đất (kể cả các chất mùn và ngoài mùn) đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, trong đó đặc biệt là N. Những nguyên tố này được giữ một thời gian dài trong các hợp chất hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ đất vừa cung cấp thức ăn thường xuyên vừa là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như vi sinh vật đất.
  • Chất hữu cơ còn là nguồn lớn cung cấp CO2 cho thực vật quang hợp.
  • Chất hữu cơ đất chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích thích sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, huy động dinh dưỡng…

Chất hữu cơ đất có tác dụng duy trì bảo vệ đất.

  • Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật. Chống lại sự phát sinh sâu bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.
  • Tăng cường sự phân giải của vi sinh vật. Hoặc xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
  • Cố định các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc cho thực vật.

Thực trạng của đất nông nghiệp Việt Nam

Độ phì nhiêu của đất Việt Nam có biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng giảm sút hàm lượng hữu cơ trong đất cùng với sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ. Có hai nhóm yếu tố cùng tác động: yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người. Những năm cuối thập kỷ 50 rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ vượt quá 2-3% là phổ biến thì nay đã hiếm thấy, trừ những đất dưới tán rừng. Ngay cả những loại đất thuần thục, vốn là “cái nôi của văn minh lúa nước” cũng chỉ còn trên dưới 1%.

Lợi ích của việc bón phân hữu cơ và xu hướng phát triển

Cải thiện và ổn định kết cấu của đất

  • Làm cho nước thấm trong đất thuận lợi, hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng, ổn định nhiệt độ đất, tăng cường hoạt động của sinh vật đất
  • Giúp đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng, dư thừa nước,
  • Trên đất sét nặng, việc bón phân hữu cơ làm đất tơi xốp sẽ giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự thu hút chất dinh dưỡng cho cây.

Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất

  • Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây.
  • Gia tăng chất mùn cho đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất. Tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học. Khắc phục các ảnh hưởng xấu như cháy lá, lốp đổ … Bón phân hữu cơ còn làm tăng khả năng chống chịu của đất. Khi bị chua hóa đột ngột do ảnh hưởng của bón phân hóa học, làm đất ít chua hơn.

Tăng cường hoạt động của vi sinh vật trong đất

  • Phân hữu cơ có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng. Mà không một loại phân khoáng nào có được. Ngoài ra phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp lên. Bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước. Trong quá trình bốc hơi nước từ mặt đất, chống được hạn, xói mòn.
  • Hiện nay trên thị trường có tất cả 9001 loại phân bón có trong danh mục. Trong đó có 2408 loại phân hữu cơ chế biến. Gồm: phân  hữu cơ khoáng 997 loại, phân hữu cơ + hữu cơ sinh học 737 loại, phân hữu cơ vi sinh 535 loại. Và phân hữu cơ sinh vật 139 loại.

Các loại phân bón hữu cơ trên thị trường

Hiện có một số loại phân bón hữu cơ được chế biến truyền thống. Như phân chuồng, phân gia cầm, phân bò …. hoặc các loại phân bón hữu cơ chế biến. Như phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân hữu cơ vi sinh, nhập khẩu phân bón (phân bón cao cấp). Ngoài những ưu điểm thì phân bón hữu cơ truyền thống cũng có nhược điểm. Như: hàm lượng chất dinh dưỡng thấp nên phải bón lượng lớn. Đòi hỏi chi phí lớn để vận chuyển và nếu không chế biến kỹ có thể mang đến một số nấm bệnh cho cây trồng.

Nhất là khi phân bón hữu cơ được chế biến từ nguyên liệu. Là chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Các vi sinh vật gây hại có trong phân bón. Gồm: E.coli, Salmonella, Coliform là những loại gây nên các bệnh đường ruột nguy hiểm. Hoặc ô nhiễm thứ cấp do có chứa các kim loại nặng hoặc vi sinh vật gây hại quá mức quy định.

Thiên Phú đơn vị cung cấp phân bón hữu cơ uy tín chất lượng tại TPHCM.

Bình luận (1 bình luận)
binh-luan

Ivy

24/11/2023

Dear Sir, This is Ivy from Wenzhou Suyi Technology Co.,Ltd in China. We are the manufacture of the various packing solution including: NON-woven, PP woven, Bopp laminated PP, PE and all kinds of food packing bags for more than 20 years, our packing bags have been applied to the industry of:  Food seed packaging bags like mung beans, sesame seed, rice, etc. Feed packaging bags Fertilizer packaging bags  Construction & Chemical packaging bags  Pet food packaging bags Charcoal Packaging bags all of other flexible packing solution We are going to visit Vietnam around middle of Dec, please kindly check if we have any chance to visit your factory? Please kindly share our information to your purchasing department. Thank you for your time & with kind regards, Ivy

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Danh mục
0909090953